Bài Viết Mới.
Full with love

Đôi Nét Về Lịch Sử Cờ Vây Trung Hoa


Thời Tần, Tần Thủy Hoàng sai đốt sách khiến nhiêu thư tịch về cờ vây cũng bị tiêu hủy. Đến Hán Cao Tổ Lưu Bang diệt Tần khôi phục một thời hòa bình mới, cờ vây lại bắt đâu nhen nhóm lại tro tàn . Thời nhà Hán cờ vây phát triển liên tục, để lại trong lịch sử rất nhiều vị danh thủ, nhất là thời Tây Hán kéo dài khoảng 200 năm.

I. Đệ nhất cao thủ thời Tây Hán


Trong sách “Tây Kinh Tạp Ký” lưu lại; Thời tây hán, Đỗ Phu Tử người Đỗ Lăng là “Đệ Nhất Thiên Hạ Danh Thủ”. Vị này tài đánh cờ vô cùng cao siêu, lại coi cờ như tính mạng. Có người châm biếm ông phung phí thời gian cho việc đánh cờ, ai ngờ bị ông phản bác:” Ta tinh thông kỳ đạo có thể bù đắp chỗ thiếu của Khổng Tử”. Một vị đại phu trong xã hội phong kiến bị ảnh hưởng lớn bởi Khổng Tử nói lời như vậy, có thể thấy được người này thực sự coi Cờ Vây là một môn nghệ thuật đỉnh cao không hề thua kém Nho gia kinh nghĩa, học thuyết để nghiên cứu, quả là một người tài cao, gan lớn.

Ngoài Đỗ Phu Tử, Thời Tây Hán còn có Lưu Khứ và Trần Trục cũng là hai vị kỳ thủ nổi danh. Truyện kể, Trần Trục từng đánh cờ với Hán Tuyên Đế, trong cuộc cờ vua có nói vui rằng nếu ông thắng sẽ ban cho làm quan to. Cuối ván cờ Trần Trục đánh thắng, vua không thể hí ngôn bèn ban cho ông làm Thái Thú Thái Nguyên.

Triều đại nhà Hán, cờ vây thịnh hành từ trong triêu đinh đến tầng lớp bá tánh. Trong “Tây Kinh Tạp Ký” ghi lại, hàng năm mùng 8 tháng 4, Thích phu nhân thường cùng Hán Cao Tổ đánh cờ vây. Sau này trở thành phong tục trong cung. Thời Tấn sử gia Gan Bao viết trong “Sưu Thần Ký”; đánh cờ vào ngày này, người thắng sẽ gặp may mắn trong cả năm, người thua có thể sẽ gặp tai nạn, bệnh tật, muốn tiêu tai giải nạn chỉ có thể lấy một lọn tóc, mặt hướng sao Bắc Đẩu cầu xin mới được sống lâu trăm tuổi. Khiến cho phong tục này bị bao phủ bởi sắc thái thần bí. Tuy nhiên, đây là minh chứng rằng không chỉ vua chúa mà dân chúng đều đánh cờ vây.

II. Tào Tháo Cao Thủ Cờ Vây


Thời tam quốc là thời đại phát triển rực rỡ của cờ vây, xuất hiện rất nhiều danh thủ trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là Tào Tháo. Ông là chính trị gia, nhà quân sự, nổi tiếng đa nghi, nhiều mưu kế. Trong “Tam Quốc Chí-Thái Tổ Ký” ghi lại, Tào Tháo chơi cờ rất giỏi, những vị danh cờ Ngụy Quốc lúc đó là Sơn Tử Đạo, Vương Cửu Chân, Quách Khải đều đã đọ sức với ông, không phán xét đến việc thắng bại mà chỉ việc được coi là đối thủ đã đủ chứng tỏ sức cờ của ông cũng suýt soát không thua kém nhiều. Trong “Tam Quốc Chí”, Khổng Quế cũng nổi tiếng với kỳ nghệ phi phàm được tiến cử với Tào Tháo khiến Tào Tháo vô cùng ưng ý cho làm hầu cận tùy tùng theo bên người .

Nước Ngụy còn nổi tiếng với Vương Xán một vị đại kỳ thủ, cũng là một trong “Kiến An Thất Tử“. Truyện kể, một lần Vương Xán xem người ta đánh cờ, đến lúc gay cấn ván cờ bị rối loạn. Vương Xán dựa vào ký ức của mình bày lại chỗ bị loạn khiến hai người đánh cờ kinh ngạc, không thể tin được. Họ bèn che lại ván cờ mời Vương Xán bày lại bàn cờ lần nữa, ông bèn lại bày một bàn cờ từ đầu, hai người kia thấy vậy bèn vạch lại bàn cờ bị che thì thấy không sai một quân cờ nào(2). Sau này, trong “Dịch Đán Bình” ông được tôn làm “Dịch Trung Thần Nhân”

Trong “Ngụy Tấn Thế Thuyết” có giả thiết là Tào Phi lợi dụng cờ vây để giết em ruột là Tào Chương. Tào Phi vốn e ngại Tào Chương là vị tướng dũng mãnh, thiện chiến. Bởi vậy, ông mờiTào Chương vào cung của Biện Thái Hậu đánh cờ, bên đánh cờ, bên ăn táo. Tào Chương không ngờ táo bị Tào Phi cho bôi độc dược. Biện Thái Hậu thấy con trúng độc vội kêu người mang bình nước đến, nhưng vò nước đã bị Tào Phi cho người đập nát. Biện Thái Hậu vội vã mang con đến bên miệng giếng nhưng lại không có gầu múc nước cuối cùng Tào Chương chết trong lòng Biên Thái Hậu.

III. “Nhất Đăng Minh Ám Phục Ngô Đồ”


Trong ba nước thời tam quốc, nước Thục cũng ghi chép lại một số kỳ thủ nổi tiếng trong đó có :

Phí Y (200-253) tuy là một vị quan đại thần trong triều đình Thục, nhưng ông cũng là một tay mê cờ nổi tiếng. Trong truyện “Tam Quốc Chí- Phí Y Truyện” chép: năm thứ 7 sau khi hậu chủ lên ngôi, nhà Ngụy kéo quân sang tấn công. Lúc đó tình hình khẩn cấp địch quân sắp đến, Phí Y vẫn ổn định quân trướng, ngôi đánh cờ với Quang Lộc Đại Phu(2). Thời kỳ chiến tranh như vậy nhưng Phí Y vẫn thỉnh thoảng chơi cờ, lao dật kết hợp mà không ảnh hưởng đến chiến sự.

Trong “Tam Quốc Chí” của La Quán Trung cũng nói đến Quan Vũ vừa được Hoa Đà cạo mủ ở vai do tên bắn và vừa đánh cờ vây như không có chuyện gì xảy ra.

Tại nước Ngô thời tam quốc, cờ vây phát triển mạnh không thua kém nước Ngụy, trong đó còn ghi lại những danh thủ như là Ngiêm Tử Khanh, Mã Tuy Minh được người đời gọi là “Kỳ Thánh”, “Dịch Thánh”. Trong sách “Ngô Lục”, Nghiêm Tử Khanh tên thật là Nghiêm Vũ là một kỳ thủ xuất sắc không có đối thủ, ông cùng với nhà thư pháp Hoàng Tượng, họa sĩ Tào Bất Lưu được người đời xưng “Tam Tuyệt”(3). Ngoài ra ông cũng cùng với Trịnh Ẩu xem tướng, Ngô Phạm phong thủy, Triệu Đạt số học, Tống Thọ giải mộng, Lưu Đôn thiên văn được người đời xưng “Ngô Chi Bát Tuyệt”.

Các nhà câm quyền nước Ngô thời tam quốc cũng có nhiêu danh thủ trong đó có : Tôn Sách,Lữ Phạm, Lục Tốn, Gia Cát Cẩn có nhiều sự tích truyền lưu lại. “Tam Quốc Chí- Lữ Phạm Truyện” kể lại, Lữ Phạm đánh Sơn Việt trở về chuẩn bị báo cáo quân tình với Tôn Sách. NhưngTôn Sách lại bày bàn cờ ra quân tôi vừa đánh cờ vừa bàn việc công. Gia Cát Cẩn và Lục Tốn lại truyền lưu giai thoại khác, Tôn Quyền ra lệnh Lục Tốn, Gia Cát Cẩn xuất quân đánh thành Tương Dương, không may quân tình bị lộ khiến Gia Cát Cẩn lúc đó bồn chồn không hạ nổi cờ trong khi đó Lục Tốn vẫn bình tĩnh đánh cờ.

Tại nước Ngô, Cờ Vây rất thịnh hành trong giới quan lại. Con của Tôn Quyền là Thái Tử Tôn Hạo lúc đó đã hạ lệnh cho văn nhân viết “Bác Dịch Luận” nhằm phê phán việc mải mê đánh cờ mà trễ nải công việc. Đủ thấy sự thịnh hành của cờ vây ở nước Ngô khiến nhiều người mải say mê cuộc cờ đấu trí mà cơm ăn chẳng màng, khách đến chẳng gặp. Cũng nhờ sự thịnh hành này mà để lại cho hậu thế về sau bộ “Ngô Đồ 24 bàn” trong cuốn “Ky Kinh” thời Tùy Đường.

IV. Kỳ Lí Thời Hán


Cờ vây vốn đã có dòng chảy dài trong lịch sử, lại qua sự hưng thịnh của cờ vây vào thời Hán cũng khiến cho nhiều nhà học giả dành nhiều tâm huyết nghiên cứu thời điểm đó. Hầu như những học giả này đều có kỳ lực rất sâu, hơn nữa lại có học thức về nhiều mặt văn hóa và địa vị xã hội cao. Nhờ vậy những lý luận của họ thể hiện được sự sâu sắc, toàn diện và có sức ảnh hưởng lớn khác nhiều so với thời Xuân Thu.

Nhà sử gia, văn học gia nổi tiếng Ban Cố (32-92) cũng để lại tác phẩm “Dịch Chỉ”, ngoài ra còn nhiều đoạn nhỏ khác nằm lẻ tẻ trong các tác phẩm khác của ông như “Nghệ Văn Anh Tụ”;”Cổ Văn Uyển”;”Thái Bình Ngự Lãm”. Ban Cố để lại những phân tích rất sâu sắc về cờ vây; ông chỉ ra: Một kỳ thủ cờ vây giỏi phải có hùng tài đại lược tụa như Tô Tần, Trương Nghi, vừa kiên cố vững chắc vừa rộng rãi tự do, mới có thể khiến địch nhân khiếp sợ.Ngoài ra phải có toàn cục tính toán, kế hoạch chặt chẽ tựa như “thế Hạ Vũ trị thủy”, chỉ cần sơ hở lộ ra chỗ khuyết thì chẳng khác nào lũ lụt như đê vỡ, thua mà không thể gỡ lại. Ông con đưa ra chiến thuật “Dương đông kích tây, ứng thử công bỉ” và ” giả tạo uy thế, thiết lập cạm bẫy, bao vây từ xa”;”Gặp cờ bị đơn độc ,tất phải uy hiếp, chiếm đất bồi thường “;”Nếu thất cờ nhiều, phải tính toán cường nhược đôi bên, biết mình cần gì, giữ góc chữa biên để bổ cứu, như thế dù thua cũng không lớn”

Về sau đệ tử của Ban Cố là Mã Dung cũng viết “Vi Kỳ Phú” trong đó lý luận càng phong phú sâu sắc. Mã Dung là một học giả và quan lớn triều nhà Hán, đệ tử của ông cũng là những đại thần trong triều như Lư Thực, Trịnh Huyền dẫn đến những lý luận của ông cũng có sức ảnh hưởng rất lớn. Ông cho rằng : Sách lược thắng bại trong cờ vây chỉ khác nhau nhỏ như sợi tóc, bố cục hai bên đen trắng rối rắm phức tạp như đêm tối. Vì vậy, công thủ phải có phép, thủ phải vững chắc, tấn công phải hô ứng trước sau trên dưới không thể “đường đột”. Bằng không kẻ địch xâm nhập bên ta, phá hoại đất đai, cờ mình lâm vào cảnh trên dưới hai bên, bốn mặt không liên lạc được, vây mà không bắt được, khó chịu không vui rất nguy hiểm.

Danh thủ Hoàng Hiến cũng từng biên soạn “Cơ Luận”, trình bày và phân tích hư thực tình huống. Ông viết “Cơ” ám chỉ bố cục, đòi hỏi phải giải quyết được vấn đề hư và thực. Bố cục tốt, tiến có thể công, lui có thể thủ, tăng khả năng thắng lợi. Nhờ lý luận này mà sau này xây dựng nhiều bố cục chiến lược trung quốc rất nổi tiếng. Một trong “Kiến An Thất Tử” là Ứng Sưởng cũng viết về kỳ lí trong tác phẩm “Dịch Thế” trình bày tranh đấu được mất lúc lâm cục rất có giá trị.

Cũng xuất hiện một số tư tưởng phản đối trong thời kỳ này, Cổ Nghị thời Tây Hán nói:” Mất lễ nghĩa, mê muội đầu óc, cũng là cờ vây”. Ông cho rằng đẳng cấp phong kiến, tôn nghiêm của bậc đế vương là thần thánh không thể bị xâm phạm, lễ giáo phong kiến là căn bản trị quốc. Trong khi đó cờ vây thịnh hành, từ quân vương đại thần đến bình dân bách tính đều bị cờ vây mê hoặc. Khi đánh cờ thường quên đi tôn ti trật tự bên bàn cờ, cho nên cờ vây làm vật làm mê loạn con người cần phải xóa bỏ. Lưu An thời Tây Hán trong “Hoài Nam Tử” cũng cho rằng đánh cờ vây quá lãng phí thời gian, nếu dùng thời gian đánh cờ để ôn học kinh sách thì giới văn học chắc chắn sẽ phát triển lớn.

Tuy nhiên cờ vây vẫn có sức hút riêng rất mãnh liệt, không chỉ dẫn dắt trí tuệ con người mà còn gắn kết được hai người đánh cờ với nhau khiến cho cờ vây vẫn phát triển không ngừng.

Nguồn: thethaohcm.com.vn

Hanoi Go Club Hanoi Go Club Author

Youtube

Popular Post

About

Chúng tôi là những người đam mê cờ vây và tìm thấy những tư tưởng triết lý cao đẹp từ bộ môn nghệ thuật của tư duy này. Với mong muốn và khát khao phát triển cộng đồng cờ vây tại Việt Nam ngày một lớn mạnh, trang web này là nơi chúng tôi cung cấp những kiến thức cơ bản và tạo động lực cho các bạn.

Mọi ý kiến đóng góp xây dựng từ các bạn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

--- Hội Quán Cờ Vây Hà Nội ---


Doanh Nghiệp Tài Trợ

Contact Us

Website: hanoigoclub.com


Page: facebook.com/hanoigoclub


Group: facebook.com/groups/hanoigoclub


Youtube: Hc C Vây - Hanoi Go Club


Hotline: 098.37.86.888


Email: hanoigoclub@outlook.com

Đăng Ký Theo Dõi