Bài Viết Mới.
Full with love

Ứng Dụng Trong Công Thủ (Phần 2)


4. Mở biên
Mở biên là trường hợp đặt một quân về một trong hai bên phải, trái cách 1 hay vài hàng, trong phạm vi ở biên. Hình bên, Đen 1 mở biên cách 2.
Hình bên: Đen có 2 quân ở phía trên bên phải, mở về phía trái ở vị trí quân đen 1  gọi là  “đứng  2, mở 3”. Thông thường có quân càng mạnh càng có thể mở lớn, như thế mới có thể phát huy hiệu suất của quân cờ.

5. Treo góc

Hình bên: Đen 1 tấn công góc quân trắng gọi là “treo góc”. Thông thường là bay gần treo góc như đen 1, nếu treo góc ở điểm A là treo cao cách 1,  treo góc ở B là  bay xa treo góc.
6. Giáp công
Hình bên: Đen 1 là phương pháp giáp công hay dùng, gọi là giáp công  thấp  cách  1,  A  là giáp công cao  cách  2,  B  là   giáp  công  thấp cách 3.

7. Nhảy

Hình bên: Đen 1 cách quân sẵn có ở biên 1 đường về phía trung tâm gọi là “nhảy”- bộ pháp chủ yếu ở biên.

8. Trấn

Hình bên: Đen 1 cách quân trắng sẵn có ở biên 1 đường về phía trung tâm gọi là “trấn”- là cách tấn công và xâm lược chủ yếu. Về sau xin bàn kỹ.

9. Bay công

Hình bên: Đen 1 dùng bay (ở cách góc đối của quân trắng 1 hàng  gọi là bay) để công kích quân trắng gọi là  bay  công.  Bay  công là  phương pháp tấn công rất hiệu quả.

10. Dựng

Hình bên: Đen dựng 1 quân ngay cạnh quân trắng, là một cách có thể sử dụng trong cả tấn công và phòng thủ.

11. Bay ra, chọc ra

Hình bên: Khi quân trắng Δ trấn, đen chỉ có cách chạy trốn ra hai bên. Nếu chạy ở A, gọi là chọc ra (đi 1 quân ở góc đối với quân mình qua ô vuông gọi là “chọc”), nếu chạy ở B gọi là bay ra, như vậy có thể chạy thoát quân bị công.
12. Vùng lớn

Trong giai đoạn bố cục, điểm quan trọng trấn giữ một vùng đất hai bên đều mong muốn chiếm được gọi là đại “vùng lớn”. Hình trên: Đen 1 là điểm “vùng lớn” mà 2 bên đều muốn chiếm. Sau khi chiếm được “vùng lớn” góc “không lo” của đen phối hợp rất tốt, thế lực rất rộng rãi. Nếu bị trắng chiếm mất vị trí này, thì thế trắng lớn mạnh, thế đen thành nhò hơn nhiều.

13. Chia giữ

Đặt quân trong phạm vi thế lực của quân địch, lại có đất dư để mở biên, cách đi như thế gọi là “chia giữ”. Hình dưới: 2 quân trắng đặt ở hai sao góc gọi là “nhị liên tinh” (2 sao liền), nếu bị trắng chiếm sao biên (điểm A) gọi là “tam liên tinh” thì thế trắng càng lớn.  Để phòng chống thế trắng qua lớn, đen 1 gọi là “chia giữ”. về sau trắng đi ở C đen mở ở B.

14. Đả nhập

Đặt 1 quân vào phạm vi đất đối phương mà không có đất để mở, gọi là đả nhập. Hình dưới: Biên trên thế lực quân trắng quá lớn, đen 1 dũng cảm đả nhập phá đất trắng. Đả nhập là đòn quan trọng để phá đất đối phương, thường sử dụng trong khi chiến đấu giai đoạn trung bàn.

Hanoi Go Club Hanoi Go Club Author

Youtube

Popular Post

About

Chúng tôi là những người đam mê cờ vây và tìm thấy những tư tưởng triết lý cao đẹp từ bộ môn nghệ thuật của tư duy này. Với mong muốn và khát khao phát triển cộng đồng cờ vây tại Việt Nam ngày một lớn mạnh, trang web này là nơi chúng tôi cung cấp những kiến thức cơ bản và tạo động lực cho các bạn.

Mọi ý kiến đóng góp xây dựng từ các bạn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

--- Hội Quán Cờ Vây Hà Nội ---


Doanh Nghiệp Tài Trợ

Contact Us

Website: hanoigoclub.com


Page: facebook.com/hanoigoclub


Group: facebook.com/groups/hanoigoclub


Youtube: Hc C Vây - Hanoi Go Club


Hotline: 098.37.86.888


Email: hanoigoclub@outlook.com

Đăng Ký Theo Dõi