I. Cướp
- Cướp là gì? : Cướp là trạng thái mà hai bên có thể ăn quân liên hoàn tại 1 vị trí nhất định. Tuy nhiên theo luật về cướp đã được đề cập ở phần Nền Tảng Và Luật Cờ Vây, thì sau khi một bên tiến hành ăn quân lần đầu, thì bên còn lại phải đánh một nước ở chỗ khác, và sau đó mới quay lại ăn ở vị trí cướp được.
- Ý nghĩa của cướp : Lợi dụng cướp là một loại chiến thuật rất quan trọng và phức tạp.
Một ván cờ từ đầu tới cuối đều có thể xuất hiện “cướp”, cướp nhỏ nhất chỉ liên
quan đến một quân cờ, cướp lớn có thể quyết định thắng thua cả một ván cờ, vì
thế chúng ta cần chú trọng học tập “cướp”.
Có 4 loại cướp cơ bản thường gặp như
sau:
1. Cướp đơn
“Cướp” mà trong đó chỉ quan hệ đến sự được mất một quân cờ, gọi là cướp đơn.
Hình bên: đen 1 và đen 2 ăn một quân trắng là đơn cướp. Cướp đơn nhỏ như vậy, hai bên tranh đi tranh lại thì có giá trị gì? Một ván cờ thắng bại chênh lệch có khi rất nhỏ, đó gọi là cờ “nhỏ”, hơn một quân có 1 thể thắng cờ, kém một quân lại có thể thua, lúc này cướp đơn lại thành ra sự kiện thắng bại quan trọng, không tranh không được.
|
|
2. Cướp sống chết
Cướp lớn quan hệ đến sự còn mất của rất nhiều quân hai bên, thắng hoặc thua cướp liên quan đến quyết định thắng hay thua cả ván cờ, đây gọi là “cướp sống chết”.
Hình bên: Đen 1 ăn, cướp này là sinh tử cướp. Nếu bên đen thắng cướp, không những tự cứu bên mình hai đám cờ, lại ăn gọn cờ trắng; ngược lại nếu 1 trắng thắng cướp, cứu được bên mình 10 quân cờ, lại ăn được hai đám cờ đen, ai thắng cướp nấy thắng ván cờ, vì thế gọi là cướp sống chết (sinh tử cướp).
|
|
3. Cướp “không lo”
Cướp mà đối với một bên không có ảnh hưởng, gọi là cướp không lo của bên đó. Hình bên, cướp này nếu đen thắng, đen ăn được đám trắng, nếu đen đánh không thắng, chỉ là đám trắng tự cứu mình, đối với quân đen không ảnh hưởng gì. Vì thế đối với bên đen gọi là cướp “không lo”. |
|
4. Cướp ít (nhanh) khí, cướp nhiều (chậm) khí
Nếu sau khi ăn cướp xong mà bắt quân địch ngay, cướp ấy gọi là cướp ít khí; Nếu ăn cướp xong lại phải đi thêm một hay vài quân mới có thể bắt quân đối phương, gọi là cướp nhiều khí. Hình bên: Đen 1 ăn cướp lập tức đánh cờ trắng, gọi là cướp ít khí. |
|
Hình bên: Đen 1 ăn cướp, trắng lại có hai khí, vì thế đối với trắng lại là cướp nhiều (chậm) |
|
II. Lợi thế của cướp
1. Tạo cướp để sống
Lợi dụng đánh cướp mà tranh thủ làm sống cờ gọi là “cướp sống”.
Hình bên: Trắng ∆ vừa đánh, quân đen nếu nối ở A, trắng dài vào điểm B. Cờ đen chỉ có một mắt. Đen phải đi thế nào? |
|
Hình bên: Đen 1 cố cướp là cách đi đúng, lợi dụng đánh cướp chiếm lấy cờ sống. |
|
Hình bên: Cờ đen có thể sống không ? |
|
Hình bên: Đen 1 nối, trắng 2 bẻ, cờ đen chết rõ. |
|
Hình bên: Đen 1 hổ là tranh thủ tạo sống, cách đi chính xác. Trắng 2 đánh, đen 3 tạo cướp thành cướp sống |
|
2. Cướp giết
Lợi dụng đánh cướp mà giết cờ đối phương gọi là “cướp giết”.
Hình bên: Nếu đen nối ở A, thì trắng vào B tạo mắt để sống. Đen có cách nào khác không. |
|
Hình bên: đen 1 bẻ là cách đi mạnh nhất, trắng 2 đánh, đen 3 đánh ngược lại (phản đả) tao cướp thành ra cướp giết. |
|
Hình bên: đen có giết được đám quân trắng không? |
|
Hình bên: đen 1 vồ là lợi dụng đánh cướp phá mắt cờ trắng, tranh thủ cướp giết cờ trắng. |
|
3. Dọa tạo
cướp
Hình bên: Cờ đen có thể làm sao để trốn thoát 2 quân đen ở biên trên không?
|
|
Hình bên: Đen 1 chọc là cách chính xác, trắng sợ cướp chỉ có nối ở trắng 2, đen 3 nối ngay 2 quân về. |
|
4. Cướp ở sát góc
Hình bên: Đây có phải là sống chung không? Nếu hình này ở chỗ khác (giữa bàn) thì là sống chung, nhưng bây giờ là ở trên góc, vị trí đặc biệt, vì thế phát sinh biến hoá như hình sau. |
|
Hình bên: đen 1 đánh, trắng 2 ăn thành hình sau đây. |
|
Hình bên: Đen 3 điểm mắt, trắng 4 tạo cướp, đen 5 ăn, tạo thành cướp. Nhưng quyền chủ động tạo cướp hay không là do bên đen nắm giữ, trước khi giết trắng bằng tạo cướp, đen có thể đi củng cố các vị trí trắng có thể dùng làm nơi đe doạ cướp (thuật ngữ là “cướp tài”), cuối cùng mới tạo cướp giết trắng, khi đó trắng hết nơi đe doạ đen để cướp lại, chỉ có ngồi nhìn đen ăn trắng. Do đó, hình góc bàn gãy 4 là hình cờ chết. Trong khi đánh cờ thực sự, chỉ cần cờ đen ở bên ngoài là cờ sống, cờ trắng lúc ấy được coi là đã chết. |
|
III. Các trường hợp hiếm gặp
1. Song cướp
Song cướp là trường hợp có 2 cướp cần phải xử lý để sống 1 đám quân, hay giết 1 đám quân. Chúng ta sẽ đi vào 1 số trường hợp cụ thể.
- Song cướp sống :
Trường hợp như hình bên, Đen chỉ có 1 khí, và 2 cướp sẽ luôn cho Đen thêm 1 khí, tổng cộng là 2 khí. Nếu Trắng lấy đi 1 khí bằng cách cướp ở a, thì Đen cướp lại ở b. Do đó Trắng phải tìm một đe dọa cướp ở trên bàn cờ, và nếu Đen phản hồi nước đó, thì Trắng lại cướp lại ở b, và Đen lại cướp a. Nó cứ tuần hoàn và ép Trắng phải tìm đe dọa cướp.
Rõ ràng là Trắng không thể thắng trong tình huống này, Trắng sẽ chết và Đen sẽ sống cho đến cuối ván.
|
|
Tương tự hình bên, Trắng cũng phải tìm đe dọa cướp khác để giết đám Đen và cứu sống đám trắng ở ngoài. Trường hợp cướp này sẽ bắt Trắng thực hiện số lượng không giới hạn các đe dọa cướp, cũng đồng nghĩa Trắng sẽ thắng 1 cướp khác được thành lập trên bàn cờ (số điểm sẽ nhỏ hơn đám Trắng bị chết ở góc này) |
|
- Song cướp Seki :
Đây là trường hợp sống chung mà Đen phải cướp tại a, Trắng phải cướp tại b và ngược lại. Điều đặc biệt của loại song cướp này là nếu có 1 cướp khác xuất hiện trên bàn cờ, ván cờ sẽ trở thành tam kiếp. |
|
- Song cướp chết :
Trường hợp này, Trắng sẽ chết dù có cố thực hiện cướp cho đến khi hết đe dọa cướp.
Ngoài ra còn các trường hợp song cướp khác nhưng không có sự ảnh hưởng về sống chết hoặc cứu sống hay giết 1 đám quân.
|
|
2. Tam kiếp
Tam kiếp là trường hợp xuất hiện 3 cướp trên bàn cờ mà 2 bên không ai nhường ai, liên tục cướp đến vô hạn. Ván cờ sẽ được dừng lại và hòa cờ.
Trường hợp này chúng ta có 3 cướp ở vị trí a b c, nếu Đen cướp a, Trắng cướp b, Đen cướp c, Trắng cướp lại a,... cứ như vậy cướp liên hoàn sẽ không bao giờ kết thúc. |
|
Theo truyền thống, tam kiếp được coi như là vận không lành, xui xẻo sẽ đến.