Bài Viết Mới.
Full with love

Cách Tính Rank Kì Thủ Cờ Vây - Elo và Kyu, Dan


HỆ SỐ ELO
Trước khi đến với các danh hiệu cờ vây Nhật Bản chúng ta hãy tìm hiểu về cách xếp hạng trình độ cờ của thế giới hiện đại - hệ số ELO. ELO là tên người sáng lập ra nó - Árpád Élõ – người Pháp gốc Hung. Sơ khai hệ số ELO được dùng trong cờ Vua với cách tính sơ bộ:
- 1000 ELO: người chơi nắm được luật.
- 1200 ELO: người chơi không thường xuyên.
- 1600 – 1800 - 2000 ELO: người chơi với trình độ trung bình – khá – cao trong một câu lạc bộ.
- 2200 ELO: tương đương với một kỳ thủ chuyên nghiệp.
- 2400 ELO: tương đương với kiện tướng quốc tế (intenational master).
- 2500 ELO: tương đương với đại kiện tướng ( grand master).
- Đặc biệt với trên 2700 ELO tương đương với siêu đại kiện tướng quốc tế.

Theo cập nhật mới nhất, Việt Nam có Lê Quang Liêm với 2728 ELO – đứng thứ 26 thế giới là một trong số ít các siêu đại kiện tướng thế giới; Nguyễn Ngọc Trường Sơn 2649 ELO ở mức đại kiện tướng. 

Ngoài ra, xếp hạng các quốc gia có hệ số ELO cho từng nước được tính bằng điểm trung bình ELO của 10 kỳ thủ mạnh nhất quốc gia đó. Hiện tại cờ vua Việt Nam đứng 38/173 các quốc gia và vùng lãnh thổ với 2503 ELO.

CỜ VÂY

Trong cờ vây, song song với hệ số ELO chúng ta phân hạng trình độ các kỳ thủ cờ vây theo thứ hạng Kyu và Dan.

Về nguồn gốc, từ Kyu và Dan xuất phát gốc Hán mà nó đi liền với từ “đẳng cấp” – pro trong nghĩa tiếng Việt vậy và được sử dụng từ thế kỷ II khi Hàm Đan Thuần đưa ra trong cuốn “cửu phẩm chế” của mình. Cửu phẩm chế này cũng gắn liền với các phẩm quan trong chế độ phong kiến xưa – từ quan nhất phẩm đến quan cửu phẩm. Đây cũng là nguồn gốc tại sao thứ hạng hàng Dan trong cờ vây thì từ 1-9 Dan (10Dan là một danh hiệu đặc biệt).

Phân cấp trình độ này về sau được hoàn thiện vào khoảng thế kỷ XVII khi cờ vây Nhật Bản cực thịnh và đi vào chuyên nghiệp hóa (xem phần 2 trong chuỗi LỊCH SỬ CỜ VÂY trên Page BNGo). Ngoài ra, hệ thống Dan - Kyu này ở Nhật Bản không chỉ được sử dụng trong cờ vây mà còn trong nhiều môn thể thao truyền thống khác như: cờ Shogi, võ Karatedo, võ Aikido... để chúng ta hiểu rằng đây là một hệ thống đánh giá chung xuất phát từ thời cổ - trung đại. 

Trong cờ vây, với cấp độ Kyu chúng ta có từ 30 Kyu – 1 Kyu, trên 1 Kyu sẽ lên 1 Dan và các kỳ thủ mạnh lên sẽ có số Dan tăng dần từ 1-9 Dan.Trong cấp độ Dan chúng ta chia ra Dan nghiệp dư – viết tắt là d (1d,2d,3d...) và Dan chuyên nghiệp – viết tắt là p – pro (1p,2p,2p...). Như vậy các kỳ thủ 1d có thể coi như “đai đen” trong cờ vây. Xếp hạng này chỉ áp dụng trên bàn cờ 19x19.

Cụ thể hệ thống sẽ như sau:

- 30-21Kyu: Sơ cấp. Giai đoạn này rất nhanh, chỉ cần người chơi nắm được cơ bản về luật chơi, một số kỹ năng bắt quân và “chơi được” trên bàn 19x19. 
- 20-11 Kyu: Trung bình. Người chơi thông thường. Gian đoạn này người chơi hiểu và áp dụng tương đối các giai đoạn của một ván cờ vây tuy nhiên về kỹ năng còn phải trau dồi rất nhiều.
- 10-1Kyu: Khá. Giai đoạn có thể được coi là một kỳ thủ cờ vây và tới khoảng này kỳ thủ có thể tự nghiên cứu sách vở để lên trình.
- 1-9 D: Giỏi. Kỳ thủ nghiệp dư nâng cao.
- 1-9 P: Kiện tướng. Kỳ thủ chuyên nghiệp.

Cách phân cấp này chỉ mang tính phổ quát, cụ thể để đánh giá chính xác một kỳ thủ ở mức độ nào cũng rất khó. Ví dụ một kỳ thủ để lên tới 10K thì chỉ cần chăm chỉ luyện tập trong một thời gian ngắn tuy nhiên càng lên cao càng phải luyện tập dài hơi đặc biệt từ mức độ 1K lên 1D; và trong thực tế một kỳ thủ 7K có thể đánh bại kỳ thủ 5K hay 4K hoặc 1-2D thua 1-2K để cho thấy hệ thống đánh giá không thể tuyệt đối. 

Tuy nhiên có một sự khác nhau đặc biệt giữa Dan nghiệp dư và Dan chuyên nghiệp, do các kỳ thủ chuyên nghiệp được nhận lương từ việc chơi và nghiên cứu cờ vây nên họ có trình độ khác xa các kỳ thủ nghiệp dư, với một kỳ thủ 1Dan chuyên nghiệp có sức cờ tương đương với 9Dan nghiệp dư hoặc hơn!. Nhưng thực tế cũng đã có các kỳ thủ chuyên nghiệp bị đánh bại bởi các kỳ thủ nghiệp dư.

Ở cấp độ chuyên nghiệp, các kỳ thủ phải đăng ký dự thi tại các kỳ viện ở Trung, Nhật hoặc Hàn để nhận bằng chuyên nghiệp. Sau đó các kỳ thủ chuyên nghiệp phải bước vào “ăn cờ vây, ngủ cờ vây”. Trải qua nhiều lần thi đấu kiên tục, các kỳ thủ sẽ tích lũy điểm số nâng cao từ 1p đến 9p và trình độ thực giữa các kỳ thủ chuyên nghiệp cũng không quá xa nhau, 9p và 1p đánh cũng chỉ chấp được komi hoặc 2 quân.

LIÊN HỆ GIỮA ELO VÀ DAN

Hệ số ELO trong cờ vây được tính với công thức khác với ELO trong cờ vua để đánh giá các kỳ thủ sao cho sát nhất với hệ thống Kyu/Dan. 

Cụ thể ước chừng tương đối như sau:
- 100 ELO ~ 20 K
- 500 ELO ~ 16 K
- 1000 ELO ~ 11 K
- 1500 ELO ~ 6 K
- 2000 ELO ~ 1 K
- 2100 ELO ~ 1 D
- 2500 ELO ~ 5 D
- 2700 ELO ~ 7 D ~ 1 P
- 2820 ELO ~ 5 P
- 2940 ELO ~ 9 P
Nhìn chung các kỳ thủ chuyên nghiệp thường có ELO khá cao, cụ thể Park Junghwan với 3680 đang đứng đầu thế giới và kỳ thủ thứ 500 thế giới cũng có ELO trên 3000.

Nguồn : BNGO Club

Hanoi Go Club Hanoi Go Club Author

Youtube

Popular Post

About

Chúng tôi là những người đam mê cờ vây và tìm thấy những tư tưởng triết lý cao đẹp từ bộ môn nghệ thuật của tư duy này. Với mong muốn và khát khao phát triển cộng đồng cờ vây tại Việt Nam ngày một lớn mạnh, trang web này là nơi chúng tôi cung cấp những kiến thức cơ bản và tạo động lực cho các bạn.

Mọi ý kiến đóng góp xây dựng từ các bạn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

--- Hội Quán Cờ Vây Hà Nội ---


Doanh Nghiệp Tài Trợ

Contact Us

Website: hanoigoclub.com


Page: facebook.com/hanoigoclub


Group: facebook.com/groups/hanoigoclub


Youtube: Hc C Vây - Hanoi Go Club


Hotline: 098.37.86.888


Email: hanoigoclub@outlook.com

Đăng Ký Theo Dõi